Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

0
7239 1494911290062 1019 - Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bài làm

Thạch Lam là một người có bề ngoài trầm tính kín đáo, có một tâm hồn vô cùng tinh tế, đôn hậu, giàu tình yêu thương con người. Ông còn được biết đến là cây bút tiêu biểu của nhóm ”Tự Lực Văn Đoàn”, và những sáng tác của ông trong sáng, giản dị, đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vị. Trong số những tác phẩm ấy, không thể không kể đến ”Hai đứa trẻ” rút ra từ tập truyện ngắn ”Nắng trong vườn” xuất bản năm 1938, là tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách nhà văn Thạch Lam.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Thạch Lam chọn tiêu đề là ”Hai đứa trẻ”, hình ảnh hai đứa trẻ gợi cho ta cảm giác xót xa khắc khoải, một chút đau đớn mơ hồ.Và hơn ai hết, tác giả hiểu rõ điều đó, bởi ”Hai đứa trẻ” chình là mảnh đời nghèo túng của hai chị em Thạch Lam tại phố huyện Cẩm Giàng ( Hải Dương).

Trong ”Hai Đứa Trẻ” chất lãng mạn và hiện thực hòa quyện với nhau trong một bức tranh thiên nhiên của một vùng quê vào buổi chiều yên ả. Nhưng diện mạo phố huyện được Thạch Lam tái hiện là một khung cảnh buồn, là cảnh chiều tà đi dần vào đêm khuya. Hàng ngày, những cái ồn ào của buổi sáng làm không khí bị nhòe đi trong nắng, nhưng đến chiều thì phố huyện hiện lên với tất cả những tiêu điều xơ xác, tàn lụi. ”Chiều chiều rôi”- một lời thảng thốt, bàng hoàng như một tiếng thở dài. Một buổi chiều buồn lại đến. Rồi màn đêm dần dần buông xuống. ”Một đêm mùa hạ như nhung và thoảng qua gió mát”, ”Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ” vang lên gọi buổi chiều, thường nhật như bước đi của thời gian, nhưng rồi vang lên, mất hút vào bóng tối đang tràn ngập. Tiếng ếch nhái râm ran, tiếng côn trùng rả rích là âm thanh của cuộc sống làng quê bình dị. ”Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây hồng như hòn than sắp tàn”. Thời khắc huy hoàng của thiên nhiên, như một phút tỏa sáng rồi lụi tàn vào bóng tối, bị bòng tối nuốt chửng. Thạch Lam mang đến cho người đọc một bức tranh đẹp, màu sắc lãng mạn, âm thanh sinh động nhưng thể hiện một nỗi buồn man mác.

‘’Đôi mắt chị bóng tối ngập dần’’. Bằng sự quan sát tinh tế, sự dụng thị giác, thính giác, xúc giác, nhà văn đã miêu tả chính xác chuyển động của không gian và thời gian.

Chợ là nơi biểu hiện sức sống của làng quê, biểu hiện thuần phong mĩ tục, người nông dân làng quê thường trông chờ vào ngày chợ phiên dông vui tấp nập. Thạch Lam đã chọn một ngày chợ phiên để nói lên cái xơ xác tiêu điều của phố huyện. Chợ quê, hàng hóa chỉ lèo tèo những thứ hoa quả, dường như với người dân phố huyện, họ nghèo đến mức phải đem những thứ trong vườn ra để trao đổi, trang trải cho cuộc sống mưu sinh. Mặc dù không miêu tả chi tiết buổi chợ phiên nhưng hình ảnh chợ tàn, phế phẩm cũng đã biểu hiện sức sống đầy hay vơi của phố huyện. ‘’Người về hết và tiếng ồn cũng đã mất.’’ Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn. Trên đất chỉ còn ‘’rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá rứa ‘’ vậy mà lũ trẻ con nhà nghèo lom khom trên mặt đất tìm tòi những thah nứa, thanh tre mà người ta không dùng đến nữa. Dưới khứu giác tinh tế của một nhà văn ‘’một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này’’. Phiên chợ như thế là đã yếu lắm, người bán trông vào người mua, người mua chờ đợi người bán, nhưng chỉ là sự vô vọng. luẩn quẩn, lại vô vọng. Những đứa trẻ lem nhem tưởng như mảnh rác trôi dạt, tuổi thơ và tương lai của chúng có lẽ ngập chìm trong bóng tối.  Thế Lữ, một người bạn của Thạch Lam, đã nhận xét: ‘’Sự thực của tâm hồn Thạch Lam diễn trong lời của văn chương phức tạp nhiều hình nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, cũng nhân hậu, cũng nghẹ ngào một chút lệ thầm kín của tình thương’’. Tấm lòng của nhà văn Thạch Lam giúp tạo dựng một không khí thấm đẫm tình người, đi sâu khai phá vẻ đẹp tâm tình và khát vọng con người.

>> Xem thêm:  Suy nghĩ về câu nói: Nếu có hai cái bánh mì, tôi sẽ bán một cái để mua hoa hồng. Cả tâm hồn cũng cần phải được ăn uống

Những nhân vật, con người trong bức tranh tàn dần xuất hiện, nổi bật là hai chị em Liên và An. Chúng là những đứa trẻ ngây thơ trong sáng, nhạy cảm với mọi chuyển biến.’’ Liên không hiểu sao chỉ thấy lòng buồn man mác giữa thời khắc ngày tàn’’, chị thương cho kiếp người nơi phố huyện, con người bé mọn và không có ước vọng. Dường như, Thạch Lam có một niềm tin mãnh liệt vào tâm hồn thánh thiện của hai đứa trẻ.

Thời gian đã có sự vận động, từ chiều tối, khung cảnh ban đêm êm như nhung được cảm nhận bằng xúc giác. Bức tranh thiên nhiên mở rộng đến bầu trời, hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Nhưng ánh sáng của những vì sao, hồ như, không soi rọi được bóng tối dày đặc bao phủ. ‘’Vũ trụ bao la chứa nhiều bí mật’’, ở đây có sức sống của con người, và cả mơ ước khám phá hi vọng, đến được nơi xa khác, ước vọng xa vời về một nơi có ánh sáng… Bòng tối dày đặc như muốn nuốt chửng con người phố huyện, nhịp điệu cuộc sống đơn điệu, buồn tẻ và nhàm chán. Ngày nào cũng từng ấy hành động, vẫn bóng tối trườn lên tất cả, dường như phố huyện đang tàn lụi đi. Gánh phở của bác Siêu là một thức quà xa xỉ, An và Liên khi nhìn thấy khung cảnh ấy lại hồi tưởng đến quá khứ hạnh phúc, được mẹ cho đi chơi, uống những ‘’li nước xanh đỏ’’. Hai chị em cảm thấy tiếc nuối. Con người trong phố huyện nói chuyện với nhau, hình như, không có nội dung, hay chẳng buồn quan tâm có ai nghe mình, cứ như nói với chính mình, hoặc, bỏ dở câu chuyện giữa im lặng. Chị Tí ddiern hình cho người dân phố huyện sống quẩn quanh, ban ngày mò cua bắt tép, ban đêm mới mỏ hàng bán nước. Điều đáng sợ là chị vẫn bán dù biết không được gì ‘’Sớm muộn mà có ăn thua gì?’’ mà vẫn cứ bám lấy. Đây không phải là sự sống, mà là sống cầm chừng với cuộc sóng, cho qua ngày, giao tranh với cái đói, cái chết, trông chờ vào những vị khách trên tàu. Bác Xẩm góp tiếng đàn run rẩy, não nề trong đêm tối, tiếng đàn vang lên rồi rơi tõm vào khảng không mênh mông, dà đặc bóng tối, mà mà không hề có tiengs động nào của đòng xu. Bà cụ Thi điên là nạn nhân đầy đủ của một kiếp người, như một cái cây tàn lụi, héo hắt. Cụ Thi xuất hiện chỉ trong mấy dòng truyện ít ỏi nhưng đã ám ảnh người đọc, thức dậy trong ta lòng trắc ẩn chân thành. Hai chị em Liên âm thầm như cái cửa hàng tpaj hóa nhỏ xíu mà khách hàng là những người khốn khổ có khi không đủ tiền mua nổi bánh xà phòng hoặc chỉ đủ tiền cho cút rượu nhỏ ‘’uống một hơi cạn sạch’’. Liên xót xa cho những kiếp người lay lắt nhưng cuộc sống của Liên cũng cầm chừng không kém, nỗi khổ của Liên có lẽ còn cao hơn nỗi khổ của người khác, bởi bi kịch tinh thần, họ khổ mà không biết mình khổ còn Liên đã thực sự thấm thía cái cảnh sống tẻ nhạt, tù túng và đơn độc hết ngày này qua ngày khác.

>> Xem thêm:  Phân tích cách cảm nhận thời gian của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng

Kết cấu câu chuyện xoay quanh hình ảnh bóng tối, được lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi miêu tả cảnh phố huyện, cũng như cảnh đời của con người phố huyện, tác giả sử dụng yếu tố lặp ‘’bóng tối’’, hình ảnh bóng tối bao trùm cảnh vật mà tác giả miêu tả từ nhiều thời điểm, nhiều góc nhìn, nhiều tâm cảnh khác nhau. Bòng tối như sự hăm dọa, một nỗi ám ảnh ‘’bóng tối ngập đầy’’, buổi chiều hòn than sắp tàn’’ ‘’mặt đen lại’’, ‘’chiều chiều rồi’’, ngày tàn’’,… Nó như cái nền của không gian nghệ thuật, mà trong ấy không thể thiếu con người và dường như con người không chối bỏ được nó.

Có thể thấy xung đột giữa bóng tối và ánh sáng khá mạnh mẽ. Ánh sáng và bóng tối giao tranh nhau, ánh sáng ban ngày là ‘’ bầu trời đỏ rực như lửa cháy, mây ánh hồng như hnf than sắp tàn’’ sau đó bóng tối hiện dần ở bóng xẩm trên ngọn tre và cuối cùng bao trùm lên phố huyện là cái bòng tối mệnh mông của nó. Ở đây ánh sáng và bóng tối còn mạng ý nghĩa tượng trưng, ánh sáng là ược mơ, bóng tối là sự nghèo nàn và cô đơn. Ánh sáng ngày càng thu nhỏ phạm vi, li ti như ngôi sao trên bầu trời yếu ớt ảm đạm lọt qua he cửa khép hờ hoặc tỏa ra bòng tre nơi chị Tí. Ngọn đèn hoa kì yếu ớt không đỉ tạo ra một vùng sáng. Tiếng trồng thu không hay tiếng muỗi vo ve vang lên không một lời đáp lại. Tất cả hô ứng, uy tụ, dể cho người đọc thấy khung cảnh phố huyện ngày tàn. Sức biến chuyển của thời gian rung lên bằng ngôn ngữ riêng. Ước mơ bé nhỏ của người dân nơi đây cũng leo lét, nhỏ bé. ‘’Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một điều gì tươi sáng cho sự nghèo khổ của họ’’

>> Xem thêm:  Tả cảnh một buổi sớm bình minh trên quê hương em

Tuy vậy họ không ngừng hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn. Hình ảnh xe lửa chạy qua rực rỡ, bừng sáng niềm hi vọng. Thoát khỏ cảnh đời tăm tối, bế tắc không phải là chuyện dễ dàng nên họ cần bám víu vào điều gì đó như niềm an ủi. Ở phố huyện hẻo lánh này, đó là đợi tàu chạy ngang qua đêm. Không riêng gì chị em Liên chờ đợi, mà cả đám người đều thức đêm. Bé An trươc skhi chìm sâu vào giấc ngủ còn nhắc chị gọi dậy khi tàu qua, với hai chị em, chuyến tàu là điều gì to lớn lắm. Tàu sắp đến, dường như ai cũng tỉnh hẳn, không khí hồi hộp, Liên dắt em đứng dậy nhìn cho rõ, để đón nhận, thỏa mãn trong lòng hai đứa trẻ. Tàu lướt qua, chỉ thấy toa tàu sáng trưng, toa hạng trên lố nhố người, đồng và kền lấp lánh ‘’ Không gian như lặng đi để nghe rõ tiếng ồn ào, ánh sáng rực rỡ từ những toa tàu. Tất cả ánh mắt tập trung lại nhìn toa tàu lướt qua. Với chị em Liên là kí ức vui tươi, gợi nhớ những ngày hai chị em sống ở Hà Nội, vừa là ước vọng như truyện cổ tích, vừa là ảo ảnh mơ hồ, vụt sáng rồi chợt qua ngay, xa dần, nhỏ dần, tắt dần, như một sự nuối tiếc. Tàu qua, mọi người vè nhà, những bóng dáng nhỏ mất dần, hút trong màn đêm. Chuyến tàu qua như giấc mộng đẹp, một ước mơ xa xôi chưa bao giờ thành hiện thực, nhưng là niềm an ủi chốc lát trong cảnh đời cơ cực bần hàn.

Truyện ngắn ‘’Hai đứa trẻ’’ đi vào thế giới tâm tình của con người, những con ng khốn khổ. Bức tranh về phố huyện tiêu điều xơ xác cùng thân phận con người nhỏ bé đáng thương, đã thể hiện tình yêu thương, đồng cảm của Thạch Lam trước cảnh đời nghèo khổ, bế tắc. Cái ánh đèn phá đuôi xe lửa là ánh sáng mơ ước, tuy nó hắt hiu, xa dần nhưng là một niềm tin leo lét cháy trong tấm lòng không thôi hi vọng vào ngày mai tươi sáng hơn.

Thống kê tìm kiếm

  • https://xembaitap com/cam-nhan-ve-truyen-ngan-hai-dua-tre-cua-thach-lam html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *